Đây được coi là sản phẩm dành cho những người dùng thông minh với túi tiền nhỏ. HP thiết kế chiếc HP Pavilion g7-1353eg dựa theo tiêu chí “ phần cứng tốt trong giới hạn chi phí thấp”. Chiếc notebook đa phương tiện này được đưa ra thị trường với mức giá 500 Euro trong khi không chỉ sở hữu vi xử lý 4 nhân và 2 chip đồ họa mà còn có ổ cứng 750 GB và 6 GB RAM DDRAM3. Thử hỏi ai có thể từ trối được món hời này.
Những người dùng thông thạo giá cả đang tìm kiếm cho mình một chiếc notebook năng động sẽ bị hấp dẫn khi biết tới Pavilion g7-1353eg. Với màn hình 17 inch và với mức giá khoảng 540 Euro thì nó hoàn toàn có thể kiêu hãnh với một số lượng khá lớn phần cứng.
Chúng tôi có thể đưa ra ví dụ như sau, chiếc Pavilion g7 này sở hữu một vi xử lý 4 nhân từ AMD. Chiếc A6-3420M này chỉ có xung nhịp 1.5 GHz nhưng lại có đồ họa tích hợp Radeon HD 6520G. Để tăng hiệu suất làm việc hơn nữa thì HP có cung cấp thêm một card đồ họa thứ hai phục vụ cho cỗ máy đa phương tiện này. Radeon HD 7450M là sản phẩm mới chạy được trên chế độ CrossFire cùng với HD 6520G.
Thiết kế
Mặc dù chất lượng vỏ máy không thể theo kịp được so với Pavilion dv7 hay Envy 17 được nhưng nó được đánh giá là hoàn toàn có thể chấp nhận được trong khoảng 500 Euro. Giống như các phần lớn các đối thủ khác thì HP hoàn toàn tin tưởng vào chất dẻo làm vỏ máy. Điều này hoàn toàn thấy được khi tiếp xúc với chiếc laptop này. Chất liệu làm nên một sự ấn tượng mạnh mẽ.

Tuy nhiên những hạt bụi và dấu vân tay sẽ nhanh chóng tích lũy trong quá trình sử dụng trên nắp máy và phần bàn phím, song những vết bẩn này dễ dàng được ẩn mình trên bề mặt được thiết kế với màu xám thanh lịch. Xét về sự lung lay khi kiểm tra màn hình thì chúng tôi có thể nhận xét rằng độ ổn định của chiếc notebook này là có thể chấp nhận được. Có lẽ yếu điểm lớn nhất là ở vùng ổ đĩa và phần pin khi bị lực tác dụng lớn.

Trong khi đó thì phần nối giữa màn hình và thân máy khá chắc nên dẫn đến việc khi mở nắp máy bằng 1 tay thì dĩ nhiên là cả thân máy sẽ được nâng theo và vì thế phải mở bằng 2 tay. Với kích thước 412x268x37 mm và trọng lượng 2.8 kg thì chiếc Pavilion g7 không có gì khác so với các dòng máy 17 inch tầm giá.
Kết nối
HP đã có một số sự cắt giảm trong phần kết nối. Người dùng mà muốn sử dụng một khe ExpressCard, 1 FireWire, 1 eSATA hay một cổng USB 3.0 thì sẽ phải có cái nhìn tổng thể để biết được sự thay thế của hãng đối với Pavilion g7 này.
Người dùng không có được nhiều hơn tiêu chuẩn thông thường: Bên phải có Kensington lock, AC và một cổng USB 2.0 cùng với ổ quang còn các kết nối còn lại như RJ45, LAN, VGA, HDMI, 2 jack audio và một card reader đều nằm ở bên trái. Trước sau máy đều không có giao diện kết nối.
Sự phân bố như vậy về cơ bản dành cho người dùng thuận tay phải. Tuy nhiên chúng tôi vẫn muốn thấy sự thay đổi rằng 2 jack audio sẽ được di chuyển gần phía sau của máy hơn là ở vị trí hiện tại.
Đối với Wireless thì HP có sử dụng RTL8188 của Realtek hỗ trợ WLAN b/g/n nhưng trong khi đó thì Bluetooth lại không có.

Trái: VGA, LAN, HDMI, 2 USB 2.0, jack audio, SD card reader

Phải: Ổ DVD quang, USB 2.0, AC, Kensinton Lock
Bàn phím
Bàn phím không tỏ ra ấn tượng bởi đây là bàn phím được thiết kế với các phím vát lõm vào bên trong đồng thời lại không tạo ra một thiết kế chiclet thật sự. Với quan điểm của chúng tôi thì với kích thước bề mặt phím 15x15mm là phù hợp. Đối với các phím điều hướng nhỏ như vậy thì sẽ khiến nhiều người dùng thất vọng. Tuy nhiên cảm giác thao tác bàn phím vẫn còn có khả năng được cải thiện. Nó tạo nên một cái gì đó ấn tượng một cách không rõ ràng so với các dòng sản phẩm khác.

Bù lại thì chúng tôi thấy rằng number pad được thiết kế với sự bố trí rất hợp lý. Phím FN không còn cần thiết cho các chức năng đặc biệt như điều khiển độ sáng của màn hình,… Chỉ đơn giản là nhấn chúng ( các hoạt động của chúng có thể được thay đổi trong BIOS.
Touchpad
HP đã có một thiết kế tốt cho touchpad. Ngoài việc sở hữu kích thước chuẩn 98x54 mm và độ chính xác trong thao tác một cách hoàn hảo, chúng tôi đặc biệt hứng thú với khả năng multi-touch và sự chuẩn xác trong các thao tác như quay ngang dọc, zoom hay cuộn thanh bar… Người sử dụng mà còn yêu cầu chức năng scolling cơ bản như ngang và dọc thì có thể kích hoạt các chức năng này trong các sự lựa chọn trong touchpad.

Touchpad phản ứng khá nhanh nhạy, đạt điểm khá tốt từ phía người dùng. Hơn nữa hai phím của chuột có cảm nhận rất rõ ràng, người dùng có thể ngừng hoạt đông của touchpad bằng cách click 2 lần vào điểm lõm ở góc trái touchpad.
Hiển thị
Như được kỳ vọng thì HP trang bị cho chiếc notebook đa phương tiện này cùng với màn hình high-gloss HD+, độ phân giải 1600x900 pixel thường khiến sự kết hợp giữa 2 đồ họa vượt qua giới hạn tuy nhiên việc giảm độ phân giải cũng không phải là ý hay khi nói về kích thước desktop và screen. Màn hình trong buổi thử nghiệm của chúng tôi được lấy từ LG Philips – LP173WD1-TLC3.
Mặc dù có LED backlight nhưng độ sáng của màn hình khá thấp với 173 cd/m2. Nhìn chúng thì các thiết bị đều đạt trung bình khoảng từ 190-220 cd/m2. Bù lại thì khoảng giá trị màu đen nằm ở tầm trung với 1.0 cd/m2. Trong khi các điểm ảnh tối xuất hiện khá đậm khi dùng vào ban ngày còn vào buổi tối hoặc trong phòng tối thì thường chuyển thành màu xám rât rõ ràng.
Độ tương phản khá thấp với 179:1 và cũng là bằng chứng cho sản phẩm dòng màn hình thấp ( đối với dòng cao thì thường con số này khoảng 500:1 )

Pavilion g7 vs sRGB

Pavilion g7 vs AdobeRGB

Pavilion g7 vs Packard Bell LS11HR-167GE
Từ đó các bức ảnh cho thấy rằng chiếc Pavilion G7-1353eg không phù hợp với việc sử dụng ngoài trời. với bề mặt bóng và độ sáng vừa phải dẫn đến sự phản chiếu hoàn toàn. Đối với người dùng các thiết bị di động thì nên chọn những máy có màn hình sáng và không lóa.


Hiệu năng:
Vi xử lý: AMD A6-3420M
HP đã chọn lựa cho một dòng giá thấp một vi xử lý 4 nhân từ AMD là A6-3420M không phải là một CPU dòng thông thường nhưng lại hơn APU, hợp nhất của một vài lõi xử lý, một chip đồ họa, cùng với điều khiển bộ nhớ và một vài chức năng khác trong một.
Đồ họa tích hợp Radeon HD6520G ( 320 shaders, xung nhịp 400MHz và không có bộ nhớ riêng ) tạo nên một ấn tượng tốt khi so sánh với bộ phận tương ứng của Intel Sandy Bridge là HD Graphics 3000 nhưng hiệu năng CPU lại thấp hơn rõ rệt vì xung nhịp mặc định thấp – 1.5GHz. Đối thủ Intel sở hữu 3 đến 8 MB bộ nhớ L3 cache cao hơn so với 4 MB L2 cache của đồ họa AMD. Công suất bên trong thiết kế này tiêu thụ khoảng 35 watt/ giờ tương ứng với rất nhiều dòng i5 hiện nay.


Turbo
Nhờ vào công nghệ Turbo Core mà chiếc A6-3420M có thể ép xung lên cao nhất 2.4 GHz trên mặt lý thuyết – chúng tôi đã không nhấn mạnh việc xung nhịp được tăng trong buổi thử nghiệm khi nó đang được đặt trong trạng thái hoạt động nặng. Đề cập đến việc có hay không chỉ một hay vài lõi được hoạt động thì APU luôn luôn chạy với xung thấp 1500MHz. Ít nhất thì nó đã không vượt quá giới hạn kể cả khi ở cường độ làm việc nặng

1.5GHz - Single core chạy Cinebench R10

1.5GHz - Multicore chạy Cinebench R10

Trong điều kiện stress test.
Hiệu năng CPU
Chiếc A6-3420M cũng đã phải trải quả một khoảng thời gian khó khăn trong việc cạnh tranh chống lại các dòng Intel Dual Core trong CPU benchmark. Trong tình trạng mà ở đơn lõi đạt 2199 điểm trong Cinebench R10, bộ vi xử lý này còn không tiến đến gần được so với dòng thấp của Intel là Core i3-2310M với 3446 điểm trong chiếc Lenovo ThinkPad Edge E320.
Sự khác biệt được thu ngắn lại một cách đáng kể trong những phần mềm được tối ưu hóa cho hệ thống đa lõi ( multi core): Trong khi A6-3420M đạt 6952 điểm multi core, thì i3-2310M lại đạt được gần 7400 điểm. Theo như ý kiến chủ quan thì những sự khác biệt này không quá lớn. APU không có bất kỳ một sự cố nào về các công việc đặc trưng hàng ngày như với internet hay video.
Đồ họa rời AMD Radeon HD 7450M
Mặc dù thuộc dòng sản phẩm giá thấp nhưng được trang bị DirectX 11 thì AMD 7450M thuộc về dòng tối thiểu và được đặt trong hạng mục các sản phẩm giống HD 6470M và HD 6490M về mặt hiệu năng.

Giống như các dòng tiền nhiệm thì chiếc card đồ họa này được sản xuất với công nghệ 40 nm và vì thế mà khá hài lòng với 160 shader units. So sánh với đứa con mới ở tầm trung – Radeon HD 7670M ( trong Easynote LS11HR-167GE ) đạt tới gấp 3 lần tốc độ xử lý tính toán. Xung nhịp vượt trội hơn một vài dòng đắt tiền hơn với 700 MHz (core) và 900MHz ( memory).
Radeon HD 7450M chỉ có thể khai thác 1024 MB DDR3 video bộ nhớ của nó vì nó chỉ phục vụ giao diện 64 bit. Băng thông bộ nhớ được thống kế khá thấp với 14.4 GB/s. Những card đồ họa tầm trung thường có bus 128 bit.
UVD3 là video decoder và audio controller tích hợp không thể bù lại được yếu điểm này. Chúng tôi đã không thay đổi GPU driver. HP tin tưởng vào Catalyst 12.1 (8.900.7.1000 )
Dual Graphics
Nhà sản xuất sử dụng công nghệ CrossFire của AMD để giải phóng một sức mạnh bên trong một chiếc multimedia notebook. Hai card đồ họa luân chuyển thay phiên nhau xử lý hình ảnh. Điều này thường thì trong các dòng cao cấp sử dụng phổ biến hơn.

Dựa vào kinh nghiệm của chúng tôi thì hệ thống Dual GPU bị chèn ép bởi rất nhiều vấn đề. Bên cạnh lượng công suất tiêu thụ lớn và yêu cầu hệ thống mát và vấn đề về micro, thì đặc biệt phần phụ thuộc của vùng driver cao được nhấn mạnh trong sử dụng thực tế. Vì thế mà rất có thể một chương trình sẽ chạy chậm hơn so với chỉ một GPU.
Một khuyết điểm nữa là chế độ CrossFire hiện tại chỉ làm việc tốt trên nền DirectX10 và 11. Bởi hiện tại hầu hết các game đều vẫn dựa trên nên DirectX 9, những người dùng không thể nhận được lợi ích từ công nghệ này nhiều.
Hiệu năng GPU
Như chúng tôi vừa đề cập đến thì hiệu năng cũng khá khó đánh giá do phụ thuộc nhiều vào phiên bản DirectX hỗ trợ. Cả 2 card đồ họa đều tỏ ra chúng hoạt động khá tốt trên 3Dmark 11 ( 1280x720 ). Chỉ có dòng tầm trung mới có được một GPU đạt điểm 952. Cấu hình CrossFire cũng gần như được đặt ngang bằng với Radeon HD 6550M trong chiếc Acer Aspire 4820TG.
Unique Heaven 2.1 benchmark đạt 10.2 fps với 1280x720 pixel, chi tiết chất lượng cao. Chiếc Radeon HD 6630M có một chút nhanh hơn với 10.5 fps. Thiết bị 17 inch này tụt điểm một cách trầm trọng trong DirectX 9 benchmark giống như các dòng card đồ họa thấp như GeForce GT520M.
Bộ nhớ
Với 750 GB bộ nhớ ổ cứng ( Toshiba MK7575GSX ) không mang đến nhiều sự ngạc nhiên. Nó bắt đầu với thời gian truy cập 17.6 ms, là con số đặc trưng của các dòng HDD cùng tầm. Tốc độ trao đổi dữ liệu 79 MB/s ( HD Tune ) cũng không có gì ấn tượng nhiều đặc biệt lại khi xem xét về tốc độ 5400 rpm. CrystalDiskMark ghi nhận con số hơn 90 MB/s. Tốc độ hệ thông có thể không thật sự khiến chúng tôi hứng thú vì một số ứng dụng song song khiến chiếc notebook này hoạt động chậm một cách rõ ràng.


Hiệu năng hệ thống
Trong cuộc cạnh tranh giữa các thiết bị đa phương tiện khác, HP có lẽ sẽ dần dần bỏ lại sân chơi này như một kẻ thua cuộc. Với CPU 4 lõi không thật sự thỏa đáng cùng với chip đồ họa yếu khiến dẫn đến kết quả benchmark khá tồi tệ. 4656 điểm trong PCMark Vantage không có nhiều ý nghĩa lắm. Một thiết bị văn phòng khác có thể đạt đến số điểm cao hơn với 4832 điểm ( Dell Latitude E5420 ). Nhưng dù sao thì nhìn lại chiếc laptop 17 inch này cũng chỉ có giá khoảng 500 Euro mà thôi.
Hiệu năng Game
Như trong bảng đánh giá ở dưới thì chiếc Pavilion g7-1353eg có một thời gian khá khó khăn với những game mới nhất. Thường thì chiếc laptop 17 inch này chỉ phục vụ ở mức cao nhất châp nhận được là ở chế độ trung bình còn nhiều dòng game cấu hình cao khiến chiếc notebook này xử lý khó khăn ngay cả ở chế độ thấp.
Độ phân giải cao 1600x900 pixel thường cao hơn khoảng cho phép. Chính điều này khiến nó tồi tệ thêm gấp 2 lần rằng chiếc laptop đa phương tiện không hỗ trợ độ phân giải 1366s768 pixel. Hơn nữa, cấu hình CrossFire đôi khi được đánh giá chậm hơn hơn so với một Radeon HD 7450M. Người dùng muốn chơi một dòng game nhẹ thường xuyên nên lựa chọn kỹ lưỡng trước khi mua chiếc notebook này. Chỉ với giá hơn 100 Euro so với chiếc Pavilion G7 thôi mà chiếc Acer Aspire 7560G cũng đã nhanh hơn khá nhiều rồi.
Độ ồn
Chiếc laptop 17 inch này luôn luôn gây ra độ ồn có thể nghe thấy được trong trạng thái idle. Trong khi quạt tản nhiệt đôi lúc ngừng hoạt động với sự cài đặt của BIOS. Ổ cứng đôi khi vẫn tiếp tục rít trong khi các thiết bị đa phương tiện khác tỏ ra khá yên lặng trong chế độ idle. Sự phát ra tiếng ồn này có thể được giảm đi khi thay thế ổ HDD thành SSD.
Nhiệt độ
Không có nhiều lý do để lý giải về mặt nhiệt độ của chiếc notebook này. Tuy nhiên phần để tay vẫn giữ ở mức độ mát kể cả khi trong điều kiện thử nghiệm với các chương trình nặng ( Furmark và Prime ), tối đa là 21 độ C trong khi các địch thủ khác thường lớn hơn 30 độ C. Ngoại trừ một điểm ở đáy với nhiệt độ cao nhất có thể là 40 độ C còn các bề mặt khác hầu như ít cao như vậy. Thân máy thường duy trì ở mức 21 độ C trong chế độ idle.

Speakers
Hệ thông bình thường 2.0 được đưa vào phục vụ audio. Cả Altec Lansing speakers mà HP đã đưa vào phía trước thân máy cung cấp âm thanh khá tốt, điều nay thậm chí còn nhình hơn so với trung bình các dòng notebook.
Về cơ bản thì âm thanh nhận được về chiều sâu và âm lượng có vẻ như là hơn khi kích hoạt công nghệ SRS. Tuy nhiên HP sẽ cài đặt thêm một loa trầm để cho ra chất lượng âm bass tốt hơn. Nếu như người dùng quan tâm nhiều đến chất lượng âm thanh thì nên chú ý đến các dòng như Asus N75SF hay Dell XPS 17.
Thời lượng pin
Ưu điểm lớn của các dòng loại thấp là mức tiêu thụ điện năng vừa phải. Chiếc notebook này được đánh giá là khá hài lòng với 40 đến 60 watt kể cả khi ở chế độ chạy nặng. HP Pavilion G7-1353eg cũng chỉ tiêu thụ từ 11 đến 17 watt/ giờ trong chế độ idle. Mặc dù vậy thì chiếc Acer Aspire 7560G có cùng một lượng tiêu thụ điện năng bên cạnh việc sở hữu phần cứng mạnh mẽ hơn.
Một điều khá phổ biến rằng pin 6 cell với công suất 47 watt/ giờ thì thường không phù hợp với chuyến đi dài. Giống như nhiều dòng sản phẩm đa phương tiện khác thì chiếc laptop này của HP chỉ hoạt động được khoảng 4 giờ trong bài thử nghiệm của BatteryEater.
Thời gian dùng pin có thể tăng lên trong những điều kiện bình thường. Như chiếc notebook này có thể thỏa mãn nhu cầu film DVD với khoảng gần 2 tiếng, lướt web với 3 tiếng. Tuy nhiên trong phạm trù này thì HP đã lãng phí tiềm năng một cách vô ích.
Kết luận

Chiếc Pavilion g7-1353eg phần nào thành công trong việc hòa trộn giữa giá, hiệu năng và chất lượng. Mặc dù chiếc laptop 17 inch này không thật sự nổi trội ở điểm nào cả. Không phải người dùng nào cũng thích thiết kế cho touchpad của nó, nhìn chung về phần kết nối và tính cơ động cũng nên được cải tiến nhiều hơn nữa.
Bên cạnh đó thì HP được khen ngợi trong việc tiêu thụ điện năng thấp và độ ồn vừa phải. Bất kể là ở chế độ idle hay 3D thì chiếc laptop đa phương tiện này vẫn không bao giờ quá nóng và quá ồn. Thật không may mắn rằng chúng tôi không thể cho ra được khẳng định chung về hiệu năng của nó. Mặc dù sở hữu 2 card đồ họa và vi xử lý lõi tứ là đáng kể với tầm giá 500 Euro tuy nhiên thì vẫn còn nhiều hạn chế như chip A6-3420M không thể cạnh tranh được với thế hệ chip mới – Sandy Bridge của Intel mặc dù có ý tưởng tiên tiến.
Chế độ CrossFire cũng chứng tỏ một số vấn đề như micro gặp lỗi hay hiệu năng trên nền DirectX9 nghèo nàn. Nhìn chung thì chiếc g7-1353eg này về cơ bản phù hợp với người dùng tập trung vào sự linh hoạt mà không chi nhiều hơn 600 Euro cho một chiếc notebook.