Loading

Đánh giá SONY VAIO VPC-Z23N9E/B Subnotebook

Ngô Tuấn Việt - 4:35pm Thứ bảy, 21/04/2012Lượt xem: 1985

Sony Vaio VPC-Z23N9E/B là flasgship mới nhất của Sony và với cấu hình thuộc loại “hàng khủng “ được trang bị thì Sony coi nó như một máy trạm ( Utimate workstation). Subnotebook nặng chỉ 1,2kg và có màn hình Full HD 13,1 inch độ phân giải 1920x1080 và có tính năng chống phản xạ. Điểm nhấn lớn nhất có lẽ là Power Media Dock cung cấp một ổ ghi Blu-ray và card đồ họa mở rộng AMD Radeon HD 6650M. Giải pháp đồ họa ngoài không được Sony tích hợp trong các thiết bị đời trước như Sony Vaio VPC-Z21Q9E/B nhưng bây giờ hãy cùng chúng tôi xem xem Sony đã rút ra được bài học từ những sai lầm và hiển thị sức mạnh của mình hay những điểm yêu đó vẫn còn tồn tại? Các thử nghiệm sau sẽ cung cấp câu trả lời.

Cấu hình của SONY VAIO VPC-Z23N9E/B

Bộ vi xử lý       : Intel Core i7 2640M 2,8GHz

Main board     : Intel HM67

Ram                 : 8GB DDR3 1333MHz

Đồ họa             : AMD Radeon HD 6650M – 1GB

Màn hình        : 13,1 inch 16:9 1920x1080 pixel

SSD                  : 2 x 256GB (Samsung MZRPC512HAFU-000SO)

Hệ điều hành  : Windows 7 Professional 64 Bit

Trọng lượng   : 1,19kg

Thiết kế

Vỏ ngoài của Subnotebook vẫn được Sony thiết kế với một màu đen trang nhã tinh tế, và cũng không có sự khác biệt nào khi so sanh với Sony VaioVPC-Z21Q9E/B. Nhà sản xuất Nhật Bản vẫn  sử dụng carbon chasis và nhôm để tạo nên VPC-Z23N9E/B vì những vật liệu này rất nhẹ. Do đó ta có thể thấy trọng lượng chiếc laptop 13,1 inch này không đến 1,2kg và điều tuyệt vời là dấu vân tay và bụi không bám trên bề mặt.

Các bản lề màn hình hoạt động rất tốt, phía mặt dưới dùng để tháo lắp pin. Tuy nhiên khi tháo tám chiếc vít đầu tiên ở mặt sau thì chúng tôi cảm thấy sự ổn định không được chắc chắn lắm. Do cấu tạo của Subnotebook, phần khung có thể bị biến dạng với áp lực nhẹ và phát ra tiếng nứt. Điều này càng rõ ràng hơn ở trên nắp màn hình.

 

Kết nối

Các Subnotebook thường không cung cấp nhiều các kết nối tiêu chuẩn và để kết nối ra màn hình lớn hơn thì phải dùng các bộ chuyển đổi như trên Samsung 900X3A. Nhưng có vẻ như điều này hoàn toàn khác trên thiết bị thử nghiệm của chúng tôi. Do đó bạn có thể thấy trên VPC-Z23N9E/B có một cổng HDMI và một cổng VGA được cài trực tiếp lên máy. Ngoài ra nhà sản xuất còn cung cấp thêm một ổ cắm mạng LAN và một giải pháp bộ nhớ gọi là MagicGate được xem như là một tính năng đặc biệt bên cạnh khe cắm thẻ nhớ SD. Một vài phàn nàn về tín hiệu VGA trên chiếc máy đời trước là VPC-Z21Q9E/B cũng đã được khắc phục trên chiếc VPC-Z23N9E/B .

Thiết bị đị kèm máy là Power Media Dock được kết nối qua cổng USB 3.0 và cổng nguồn. Power Media Dock bổ xung thêm một ổ ghi đĩa Blu-ray và card đồ họa AMD Radeon HD 6650M ngoài ra còn cung cấp nhiều thêm các kết nối như 3 cổng USB (1 x 3.0, 2 x 2.0), một ổ cắm mạng LAN và hai đầu ra video(HDMI & VGA).

 

Kết nối Internet

Như đã đề cập ở trên Sony Vaio VPC-Z23N9E/B có một cổng LAN giúp người dùng có thể kết nối Internet bằng đường dây có sẵn. Ngoài ra còn có một card Wireless Intel Centrino Advanced-N 6230 để kết nối qua mạng WLAN với các chuẩn a/b/g/n. Trái ngược với các máy tiền nhiệm khác VPC-Z23N9E/B còn được trang bị Bluetooth 3.0+HS và tuyệt vời hơn cả là còn có Vaio Everywair 3G cho phép bạn truy cập Internet từ bất kì đâu và bất kỳ thời điểm nào.

 

An ninh

Tất nhiên với một Subnotebook có giá 3000 Euro thì thiết bị bảo vệ và chống trộm là không thể thiếu. Người dùng có thể dùng cả khóa Kensington và máy quét dấu vân tay trên thiết bị để tránh bị người lạ ăn cắp thông tin hoặc bị trộm. Ngoài ra VPC-Z23N9E/B còn được trang bị Trusted Plasform Module để tăng cường bảo mật

 

Phụ kiện

Sony cung cấp khá nhiều các phụ kiện cho VPC-Z23N9E/B bên cạnh power adapter, power media dock còn được cung cấp một chiếc khăn sạch để lau dọn máy. Ngoài ra bạn có thể mua thêm các phụ kiện bổ sung của Sony để tăng cường pin cho máy. 

 

Bàn phím

Đối với bàn phím VPC-Z23N9E/B  Sony không có bất cứ sự thay đổi nào và giống hệt như phiên bản Subnotebook tiền nhiệm. Bàn phím kiểu chiclet có một đèn nền tự động thích nghi với ánh sáng thông qua một bộ cảm biến môi trường xung quanh. Các phím có vẻ hơi ngắn nhưng lại có độ nảy rất tốt. Và người dùng cũng cần một khoảng thời gian để làm quen với nó.

 

Touchpad

Touch pad của VPC-Z23N9E/B có vẻ khá nhỏ và có lẽ với chiếc Subnotebook màn hình 13,1 inch này thì Sony nên nới rộng hơn touchpad. Phần cảm ứng có thiết kế tổ ong thô khiến người dùng sẽ có cảm giác thật tay hơn khi di chuyển. Các phím bấm trên touchpad cũng rất tốt và ở giữa là phần nhận diện bằng vân tay.

 

Màn hình

Sony đã trang bị cho chiếc Subnotebook thanh lịch của mình một màn hình hiển thị 13,1 inch. Màn hình Full HD này có đô phân giải 1920x1080 pixel dpi là 168 tỉ lệ 16:9. Với công nghệ AR-coated cao cấp giúp màn hình hiển thị rõ nét hơn với độ sáng tối đa là 157 cd/m2  còn độ sáng trung bình đạt 240,7 cd/m2 . Khi để ở 87% thi độ sáng trên màn hình khá tương đồng.Chúng tôi đã đo được giá trị đen của màn hình là 0,35 cd/m2 đó là kết quả của một tỉ lệ tương phản khá tốt 694:1. Tuy nhiên vẫn kém hơn rất nhiều so với VPC-Z21Q9E/B là 1164:1.

 

Khi thử nghiệm màn hình khi đem ra ngoài ánh sáng mặt trời với lớp phủ chống chói và độ sáng tương đối tốt chúng tôi đã rất hy vọng vào sự thể hiện của chiếc màn hình này. Và chỉ cần tăng độ sáng màn hình thêm một chút thì các văn bản hoặc hình ảnh rất dễ đọc ngoài trời

 

Đáng tiếc là góc nhìn trong Subnotebook đắt tiền này chỉ ở mức trung bình. Hình ảnh bị bóp méo khá nhanh theo chiều dọc, đặc biệt là khi làm sai lệch độ vuông góc với góc nhìn lý tưởng. Sau khi theo dõi hình ảnh về các góc nhìn bạn sẽ phần nào thấy được điều đó.

Hiệu suất

VPC-Z23N9E/B sử dụng bộ xử lý lõi kép là Intel Core i7 2640M. CPU dựa trên kiến trúc Sandy Bride có tốc độ 2.8GHz. Nếu tản nhiệt tốt thì khi sử dụng Turbo Boost nó có thể tăng đến 3.5GHz trong thời gian ngắn, đây là một con số khá ấn tượng. Và điện năng tiêu thụ của nó vào khoảng 35watt.


Card đồ họa Intel HD Graphics 3000 được tích hợp sẵn trên main hỗ trợ DirectX 10 và Shader 5,0 do đó nếu chỉ sử dụng để làm các công việc văn phòng thì hoàn toàn ko có vấn đề gì. Còn AMD Radeon 6650M tích hợp trên Power Media Dock sẽ cung cấp một hiệu năng đồ họa cao hơn rất nhiều để phục vụ cho việc giải trí của người sử dụng. ADM Radeon 6650M hỗ trợ DirectX 11 và có bộ nhớ video 1024MB xung đồng hồ 725MHz. Về cơ bản nó có thể được coi là một card đồ họa tầm trung và được kích hoạt tự động khi kết nối thiết bị với Power Media Dock.

Chiếc Subnotebook màn hình 13.1 inch này có bộ nhớ Ram 8.192 MB  DDR3 1333MHz và hai ổ đĩa cứng SSD 256 GB mỗi ổ đây cũng là các con số rất ấn tượng góp phần nâng cao hiệu xuất của nó.

 

Bộ xử lý:

Trong thử nghiệm Cinebench với CPV-Z21Q9E/B, card màn hình Intel HD Graphics 3000 chỉ hỗ trợ OpenGL 1.1.0 trong phiên bản Cinebench 10. Nhưng với VPC-Z23N9E/B Sony đã giải quyết tốt vẫn đề này để có thể chạy OpenGL 3.1. Còn đối vời bộ xử lý Intel core i7 2640M đã đạt 5547 điểm trong Cinebench 10, với số điểm như vậy chiếc Subnotebook này đang là chiếc dẫn đầu trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi. Trong các thử nghiệm Turbo Boost đồng hồ giao động trong khoảng 3.2 đên 3.4 MHz.

Chiếc Subnotebook này cũng đạt điểm khá tốt khi thử nghiệm với CB R11 là 3,17 điểm. Nếu so sánh thì chiếc Macbook Pro 13 với Intel 2415M chỉ đạt 2,42 điểm.

Điểm số của VPC-Z23N9E/B

 

 So sánh với các máy khác khi chạy CB 10

Hiệu suất hệ thống:

Chúng tôi đã phân tích hiệu năng hệ thống của VPC-Z23N9E/B bằng cách sử dụng tiêu chí chuẩn PCMark Vantage và PC Mark 7 từ Futuremark. Khi chúng tôi không kết nôi Power Media Dock và chỉ sử dụng card đồ họa Intel HD Graphics 3000 Subnotebook chỉ đạt 11132 điểm trong  PCMark Vantage. Trong khi đó Lenovo ThinkPad T420s 4174-PEG đạt 11911 điểm với cùng CPU. Khi thử nghiệm thiết bị của Sony với PCMark 7 thì nó đạt 4252 điểm gia tăng đáng kể so với VPC-Z21Q9E/B chỉ đạt 3246 điểm.

Điều ngạc nhiên là khi kết nối với Power Media dock Sony Vaio VPC –Z23N9E/B chỉ đạt 3689 điểm trong PCMark 7 mặc dù GPU 6650M mạnh mẽ hơn rất nhiều với Inte HD Graphics.

 Đánh giá trên win 7

 

 Số điểm trên PCMark

 So sánh với các thiết bị khác

 

Dung lượng lưu trữ

Chiếc Subnotebook của Sony lưu trữ dữ liệu trên hai ổ đĩa trạng thái rắn (SSD) có dung lượng 256 GB mỗi ổ. Tuy nhiên chúng không chạy rời rạc mà được hợp nhất RAID 0 để cùng lưu trữ dữ liệu do đó hiệu xuất của chúng cao lên rất nhiêu so với sử dụng rời rạc từng ổ đĩa .Điều đó đã được phản ánh trong các thử nghiệm của chúng tôi.

Kết quả trong AS SSD khá cao, tốc độ đọc tuần tự là 845,19 MB/s và tốc độ ghi tuần tự là 743,19 MB/s. So với nó thì Schenker XIRIOS W710 Workstation chỉ có tốc độ đọc 534 MB/s với Vertex OCZ 3 (RAID 0, 2x120 GB).

 

Kết quả kiểm tra AS SSD

 Kiểm tra bằng HD Tune

Trong thử nghiệm AS 4k-46 VPCZ23N9 đọc với 410 MB/s  còn VPCZ21Q9 chỉ đạt 191 MB/s. Trong kiểm tra ghi trên 4k-64 thì VPCZ23N9 đạt 204 MB/s thấp hơn Schenker XIRIOS W710 Workstation đạt số điểm là 271 MB/s.

Nhìn chung thì Sony đã cung cấp giải pháp bộ nhớ nhanh nhất đối với các máy tính xách tay 13 inch.

 

Giải pháp đồ họa

Như thường lệ để kiểm tra đồ họa chúng ta sẽ sử dụng 3Dmark. Power Media Dock sẽ được kết nối với thiết bị và card đồ họa bên ngoài sẽ được kích hoạt. Với 3Dmark 06 thì card đồ họa AMD Radeon HD 6650M đạt 7990 điểm( 4507 điểm với HD Graphics 3000). Và cùng so sánh với nó thì Packard Bell EasyNote LS11-HR-050GE chỉ đạt 7250 điểm khi cùng sử dụng card đồ họa.

Với phần mêm BenchMark mới nhất khi kiểm tra bằng 3DMark 11 Sony Vaio VPC-Z23N9 đạt được 1260 điểm tương đương VPC-Z21Q9 đạt 1261 điểm nhưng thấp hơn Aus K73TA-TY022V ghi được 1409 điểm.

Điểm số 3Dmark

 

So sánh 3Dmark Vantage với các thiết bị khác

 

Hiệu suất chơi game

Card đồ họa ADM Radeon HD 6650M được cài trên Power Media Dock thuộc loại GPU tầm trung vì vậy nó đủ mạnh để chơi các game không đòi hỏi cấu hình cao lắm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm điều này trên ba game sau

Đầu tiên chúng tôi thử nghiệm hiệu năng với game Mafia 2 và trong chế độ cấu hình trung bình. VPCZ23N9 đã quản lý được 37 khung hình mỗi dây nhưng có vẻ nó kém hơn so với các máy tính xách tay khác dùng cùng GPU điển hình là Lenovo G770 M533AGE quản lý 45 khung hình mỗi giây.

Trong thử nghiệm khác chúng tôi đã sử dụng game Dirt. Ở đây hiệu suất card đồ họa đã không thực sự thuyết phục VPCZ23N9E chỉ đạt 17 khung hình mỗi giây trong khi VPCZ21Q9E đạt 22 khung hình mỗi giây. Lenovo G770 với cùng card đồ họa cũng đạt 19 khung hình mỗi giây

Và với thử nghiệm cuối cùng với game F1 2011 đã cho thấy hệ thống card đồ họa của VPCZ23N9E không hề gây ấn tượng với chúng tôi. Hệ thống đơn thuần chỉ là 24 khung hình mỗi giây trong khi Intel HD Graphics 3000 trên Acer Aspire 3830TG đạt 22 khung hình mỗi giây, còn với một nền tảng máy tính khác khi sử dụng CPU AMD A8-3520M và cùng GPU 6650M thì quản lý tốt hơn với 31 khung hình trên giây.

 

Tiếng ồn

Khi Subnotebook hoạt động ở chế độ tải thấp  là chỉ chạy các ứng dụng văn phòng nó cũng phát ra những âm thanh khó nghe lên đến 30,4 dB. Đến khi hoạt động với hiệu suất cao thì âm thanh lên đến 47,6 dB và tốt hơn so với VPCZ21Q9E nhưng vẫn là khá cao. Power Media Dock cũng có quạt tản nhiệt riêng của mình và cũng phát ra âm thanh khá rõ ràng mặc dù không lớn như của Subnotebook.

Tiếng ồn của VPCZ23N9E

 

Tản nhiệt

Khi máy hoạt động ở chế độ nghỉ ngơi và tải thấp thì chúng tôi đo được 27,1 độ C ở phía trên đầu và 32.6 độ C ở phía dưới. Còn khi kiểm tra nhiều giờ với Prime 95 và Furmark thì nhiệt độ tăng lên đáng kể. Chúng tôi đo được nhiệt độ phía trên là 39,3 độ C và thậm chí đạt 47,4 độ C ở phía dưới. Tất nhiên thì điều này khó xảy ra khi sử dụng trên thực tế nhưng chúng tôi vẫn khuyến cáo người dùng không nên đặt máy trên đùi khi sử dụng.

Khi ở chế độ phải hoạt động mạnh trong thời gian dài thì hiệu xuất máy vẫn không ảnh hưởng nhiều, đồng hồ CPU vẫn ổn định ở mức 3,2 GHz và thậm chí còn cao hơn mặc định. Quạt tản nhiệt chạy rất tốt và đủ để làm mát cho máy.

 

Loa

Sony Vaio VPC-Z23N9E có hai loa stereo. Âm thanh của loa cũng như trên VPC-Z21Q9E đều gây thất vọng và maximum volume cũng thấp. Chỉ có loa ngoài hoặc tai nghe chất lượng cao mới có thể khắc phục được điều này khi được nối với jack cắm tai nghe ở bên phải

  

Công suất tiêu thụ

Sony Vaio VPC-Z23N9E có mức tiêu thụ điện năng tương đối thấp ở chế độ hoạt động bình thường. Các phép đo của chúng tôi cho kết quả tiêu thu điện năng là 6.2 watt và 11 watt. Còm khi để máy ở chế độ hoạt động mạnh thì lượn tiêu thụ lớn nhất chung tôi đo được là 61,6 watt hơn 10 watt so với cỗ máy tiền nhiệm của nó.

Điện năng tiêu thụ khi kết nối Power Media Dock là gần 100W cũng giống như với Z21. Đây là lý do mà Power Media Dock có power adapter riêng mình.

Công suất tiêu thụ điện

Thời gian chạy pin

Subnotebook sử dụng pin 45Wh. Chúng tôi đã dùng ba kịch bản khác nhau để thử nghiệm pin của máy. Chúng tôi bắt đầu thử nghiệm bằng cách sử dụng phần mềm BatteryEater. Chúng tôi khởi động chế độ tiết kiệm năng lượng trên máy tính xách tay và chọn độ sáng màn hình tối thiểu ngoài ra tất các các kết nối dữ liệu đề được tắt. Và thời gian pin hoạt động được kéo dài đến 8 tiếng nhưng nó vẫn ít hơn 1 tiếng so với Z21.

Tiêp đó chúng tôi thiết lập độ sáng màn hình ở mức độ dễ chịu (150 cd/m2), kích hoạt wifi và lướt web. Ở đây máy có thể hoạt động trong 6 giờ và 6 phút.

Trong thử nghiệm cuối cùng, chúng tôi đã cho phép hiệu suất cao nhất, thiết lập độ sáng tối đa và bật hết các kết nối dữ liệu và lần này thì Subnotebook của Sony chỉ kéo dài đươch 58 phút.

 Thời gian dùng pin

 

Kết luận:

                                         Thiết kế :88%
                                         Bàn phím :88%
                                         Chuột :84%
                                         Kết nối :76%
                                         Trọng lượng: 94%
                                         Pin :86%
                                         Hiển thị: 88%
                                         Games Hiệu suất: 80%
                                         Hiệu suất ứng dụng: 94%
                                         Nhiệt độ :86%
                                         Tiếng ồn :86%
                                         Ấn tượng :88%

                                                       Trung bình 88% 


lien he quang cao

 Bình luận (0)


zonotek
lien he quang cao